Khuyến cáo chăm sóc cây lúa giai đoạn bén rễ-đẻ nhánh

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Đọc bài viết
Theo thông tin từ Trung tâm dịch vụ kĩ thật NN huyện cho biết: Hiện nay lúa Chiêm Xuân trên địa bàn huyện đang giai đoạn bén rễ - đẻ nhánh. Đầu vụ sản xuất vụ Chiêm Xuân 2024 điều kiện thời tiết rét kéo dài không thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng phát triển sau cấy. Qua kết quả điều tra cho thấy một số diện tích lúa bị đối tượng bọ trĩ và dòi đục nõn gây hại nặng cục bộ tỷ lệ hại cục bộ >50% lá, một số diện tích lúa bị chết do thời tiết rét...

Để chủ động chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa giai đoạn này, bà con nhân dân cần thực hiện tiến hành làm cỏ, tỉa dặm để đảm bảo mật độ nhất là diện tích gieo sạ, đối với những diện tích lúa bị chết do thời tiết rét chiếm dưới 30% diện tích trong ruộng tiến hành tỉa dặm, bón các loại phân có hàm lượng lân cao, tuyệt đổi không bón đạm đơn, lấy nước và duy trì nước trong ruộng tránh để hiện tượng ruộng bị khô hạn gặp điều kiện rét đậm rét hại lúa bị chết không còn khả năng tái sản xuất vì quá thời vụ sản xuất. Với những diện tích lúa bị chết >30% diện tích trong ruộng tiến hành bừa dập và sạ để đảm bảo diện tích sản xuất, sử dụng giống lúa ngắn ngày như KD18. Đối với diện tích lúa đã bén rễ hồi xanh khuyến cáo bón với lượng phân bón 230-260 kg/ha phân NPK (12:5:10) + 30 kg phân đạm urê, kết hợp làm cỏ sục bùn, điều chỉnh mực nước ruộng từ 2-3 cm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung đảm bảo số nhánh hữu hiệu trên khóm, hạn chế tình trạng đẻ nhánh vô hiệu (Tùy theo độ mầu mỡ chân đất ruộng để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa). Kiểm tra thăm đồng nếu phát hiện lúa bị nghẹt rễ, nhất là những chân ruộng trũng, cần hướng dẫn rút nước, làm cỏ sục bùn kết hợp bón bổ sung phân lân super, phân vi sinh tổng hợp, phân bón qua lá để lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Bà con nhân dân cần thường xuyên kiểm tra, thăm đồng, phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại ngay từ khi mới phát sinh như: chuột, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh đạo ôn… gây hại trên lúa. Với những diện tích lúa đang bị dòi đục nõn nên sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Emamectin Benzoate như thuốc EBENZOATE 5WG, B52 DUC 68WG, DOLLAR 50 WG, Dylan 2EC, Bafurit 5WG, Eagle 5EC … để phun trừ. Đối với bọ trĩ: sử dụng một trong các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin như thuốc Reasgant1.8EC, 2WG, 3.6EC, Plutel1.8 EC, 3.6EC; … để phun trừ. Với các diện tích lúa bị bọ trĩ gây hại nặng sau khi đã được phun trừ cần tiến hành phun bổ sung phân bón qua lá siêu lân, kết hợp dẫn nước vào ruộng, bón thúc phân NPK tổng hợp với lượng như trên để kích thích cây nhanh chóng đẻ nhánh, bù lại diện tích lá bị hỏng trước đó do bọ trĩ gây hại.

Bản đồ xã An Dương Bản đồ xã An Dương

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,619
Tổng số trong ngày: 3,276
Tổng số trong tuần: 21,814
Tổng số trong tháng: 33,560
Tổng số trong năm: 73,261
Tổng số truy cập: 1,070,387